
Tin tứcNgày: 05-01-2021 bởi: Trung Quỳnh
Bệnh trên cá trắm cỏ, các biện pháp thường gặp và biện pháp phòng trị
Bệnh cá trắm cỏ, các biện pháp thường gặp và biện pháp phòng trị - Cá trắm được coi là một trong loài cá có giá trị cao về mặt kinh tế, tuy nhiên chúng cũng là loài cá khó chăm sóc.
Có một vài câu hỏi đặt ra là cá trắm cỏ thường mắc những bệnh nào? Có khó chữa trị không? Hay biện pháp để phòng trị các bệnh cá trắm cỏ dễ mắc phải là gì?
Vậy thì hãy cùng với Chế phẩm thông minh đi giải đáp các thắc mắc trên nhé.
>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết về Chế phẩm thông minh.
Cá trắm cỏ - loài cá có giá trị kinh tế cao?
Cá trắm cỏ có tên tiếng anh là Ctenopharyngodon idella, đây là một trong những loài cá thuộc họ Cyprinidae, loài cá chép thuộc chi ctenopharyngodon.
Đây là loài cá sống ở vùng nước ngọt có tuổi thọ khá cao, tuổi thọ của chúng có thể lên tới 21 năm.
Bên cạnh đó, sở hữu chiều dài 1,5 mét và cân nặng 45kg, chúng trở thành một loài cá mang lại nguồn kinh tế lớn cho người dân.
Vì vậy cách chăm sóc và cách phòng ngừa các bệnh của cá trắm cỏ được quan tâm hơn các loại cá khác.
>>>Xem thêm: Men vi sinh EM gốc dạng dung dịch.
Làm thế nào để biết được cá trắm cỏ mắc bệnh
Một số những dấu hiệu bệnh lý xuất hiện khi cá trắm cỏ mắc bệnh là:
-Cá trắm thường hoạt động yếu,chúng không hoạt động theo bầy đàn mà tách ra bơi riêng.
- Chúng thường bơi lờ lờ trên tầng mặt và bơi sát bờ ao.
- Khi mắc bệnh, da và mắt của cá có sự chuyển màu từ màu sáng sang màu tối, da thường khô rát và mất nước.
Trên các gốc vây, xung quanh miệng và trên thân cá xuất hiện các lớp có màu trắng bạc.
-Trên cơ thể cá xuất hiện các vết loét và ký sinh trùng hoặc nấm ký sinh trên cơ thể.
-Xuất huyết phần hậu môn, phần bụng cá bị chướng to, đồng thời xung quanh vây xuất hiện các vết rách và cụt dần.
>>>Xem thêm: Nơi cung cấp chế phẩm sinh học uy tín.
Cá trắm cỏ thường xuất hiện các bệnh nào?
Bệnh trùng bánh xe
Dấu hiệu:
- Xuất hiện các vết nhớt màu trắng đục trên thân.
- Trên mang cá xuất hiện trùng bánh xe cản trở quá trình hô hấp của cá.
- Bệnh phát triển mạnh nhất vào các mùa thu, mùa hạ và mùa xuân.
Trùng quả dưa
Dấu hiệu:
- Xuất hiện các đốm có màu trắng trên thân.
- Da cá đổi sang màu đen.
- Mang cá cũng là bộ phận mà trùng quả dưa ký sinh.
- Đây là bệnh phổ biến vào mùa mưa.
Bệnh trùng mỏ neo
Dấu hiệu:
- Loại trùng này ký sinh trên tất cả các cơ quan của cá.
- Đây là loại trùng gây ra cảm giác đau đớn nhất cho cá, chúng hút hết chất dinh dưỡng trên cá bằng các tua cuốn và làm cho cá chảy máu.
- Đây là căn bệnh xuất hiện quanh năm nên ta cần đặc biệt lưu ý.
Bệnh đốm đỏ
Dấu hiệu:
- Ta dễ nhận thấy các vết bong bong trên vảy cá.
- Da chuyển màu tối và khô hạn.
- Bụng bị đầy hơi và có dấu hiệu xuất huyết.
Bệnh xuất huyết
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh xuất huyết này là do trong cơ thể cá đã chứa sẵn mầm bệnh và virus.
Bên cạnh đó, khi cá chết, mầm bệnh này có thể lây lan qua dòng nước khiến cho các loại cá khác cũng nhiễm phải.
Dấu hiệu:
- Da cá đổi sang màu tối sẫm.
- Xuất hiện hai dải sọc màu trắng trên lưng cá.
- Hiện tượng xuất hiện trên các bộ phận như: Mắt cá, nắp mang cá, các gốc vây và bụng cá.
- Khi cas mắc bệnh này có thể kèm theo hiện tượng viêm ruột, để lâu ngày có thể khiến cho ruột bị hoại tử và viêm đỏ ở hậu môn.
Bệnh nấm thuỳ mi
Dấu hiệu:
- Da ca chuyển sang màu trắng xám, để một vài ngày thì trên thân cá bắt đầu hình thành các sợi nấm màu trắng thành từng búi khiến cho cá ngứa ngáy, khó chịu.
>>>Xem thêm: Chế phẩm EM gốc Haenco (20 lit).
Phòng bệnh và chữa bệnh cho cá như thế nào
Ta nên tiến hành vệ sinh cho cá bằng cách dùng các dung dịch có tính sát khuẩn để loại bỏ các năm mốc và ngăn ngừa virus, một số loại dung dịch để tắm cho cá có thể tham khảo:
- Dung dịch KMnO4 hay còn gọi là dung dịch thuốc tím.
- Dung dịch NaCl hay còn gọi là dung dịch muối ăn có nồng độ từ 2 đến 4%..
- Ta cũng có thể dùng dung dịch CuSO4 có nồng độ từ 3 - 5 ppm.
- Methylen hay còn gọi là thuốc xanh cũng là một trong những dung dịch để tắm cho cá khá hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi phát hiện ra cá bị bệnh, ta nên trộn kháng sinh vào trong thức ăn cho cá để đạt được kết quả tốt nhất.
Nguyên nhân khiến cho cá mắc bệnh cũng có thể do chúng ta không vệ sinh bể nuôi hoặc ao không cẩn thận.
Do đó, để phòng ngừa dịch bệnh mà không tốn quá nhiều chi phí chúng ta cần dọn rửa môi trường sống cho cá định kỳ, để có thể loại bỏ các vi khuẩn, nấm mốc.
Sau một thời gian sử dụng ao cá, nếu thấy dấu hiệu của sự đổi màu nước, ta cũng nên thay nước mới cho bể cá và tiến hành khử trùng trước khi dùng.
Chế phẩm sinh học EM gốc là một trong những loại dung dịch giúp khử trùng ao chuồng, ngăn chặn nấm mốc và tăng sức đề kháng cho tôm cá.
Nhờ sử dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất ra men vi sinh, đồng thời với các thành phần đến từ tự nhiên, các loại chế phẩm sinh học được ưa chuộng hơn cả.
Chế phẩm sinh học là đơn vị cung cấp các loại men vi sinh Em gốc HAENCO không những đảm bảo chất lượng mà còn có chi phí hợp lý.
Liên hệ với chúng tôi ngay để được nhận hỗ trợ tư vấn và đặt hàng nhanh nhất:
Hotline: 0987.159.123
Email: bienquynhqp@gmail.com
Website:chephamthongminh.com