
Tin tứcNgày: 03-01-2021 bởi: Trung Quỳnh
5 loại bệnh thường gặp ở các nước ngọt và cách phòng trị hiệu quả
Bệnh trên cá nước ngọt - Cá nước ngọt là một trong những loài cá khi nuôi trồng thường gặp phải một số loại bệnh rất khó để phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi bệnh lan rộng thường ảnh hưởng đến diện tích lớn môi trường ao nuôi, ảnh hưởng đến kinh tế.
Trong quá trình nuôi trồng nguồn nước và nguồn thức ăn là 2 con đường dễ dàng lây bệnh nhất trên cá, vì vậy, nếu không được quản lý tốt dễ dẫn đến phát sinh các dịch bệnh trên cá, khiến cá chết hàng loạt.
Hãy cùng Chephamthongminh tìm hiểu những thông tin hữu ích nhất về các bệnh thường gặp trên cá nước ngọt và cách phòng trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
Bệnh mốc nước
- Bệnh nấm thủy mi hay còn được biết đến với tên gọi bệnh mốc nước có thể xảy ra ở hầu hết các loài cá nước ngọt hiện nay như cá chép, cá trê, cá bống, cá trôi,...
- Môi trường ao nuôi nước tù là điều kiện vô cùng thuận lợi để bệnh có thể phát triển nhờ hàm lượng hữu cơ cao.
- Dấu hiệu bệnh lý:
+ Trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, các sợi nấm mềm sau phát triển lớn thành các mảng trắng to.
+ Khi mắc bệnh, quá trình bơi lội của cá trở nên bất thường, thường cọ xát vào các vật thể trong nước khiến da tróc vẩy. Vi khuẩn sẽ xâm nhập và có thể ký sinh trên cá gây nên nhiều nguy hiểm khác.
- Để có thể phòng tránh bệnh mốc nước cho cá nước ngọt hiệu quả cần thực hiện làm sạch ao nuôi thường xuyên trước mỗi vụ nuôi. Nuôi cá với mật độ phù hợp.
- Bên cạnh đó, khi cá mắc bệnh, có thể sử dụng thuốc diệt nấm cho cá, sử dụng hóa chất để điều trị cho cá hiệu quả.
>>> Xem thêm: Các sản phẩm men vi sinh thủy sản
Bệnh Streptococcosis
- Bệnh Streptococcosis thường xảy ra trên các loại cá nước ngọt và một số loài cá nước mặt khác.
- Bệnh thường phát triển tốt trong điều kiện thời tiết từ 20 - 30 độ C.
- Nguyên nhân gây nên bệnh là do sự xâm nhập của vi khuẩn liên cầu khuẩn đến các giai đoạn của cá.
- Dấu hiệu của cá bị bệnh:
+ Sắc cá chuyển dần sang tối đen. Quá trình hoạt động, bơi lội của cá không bình thường.
+ Xuất hiện ở vây, xương nắp mang, dần lở loét.
+ Bệnh có tỷ lệ chết là rất cao.
- Các biện pháp phòng tránh, chữa trị: nên tiến hành duy trì mức nước tối thiểu là 1,2m, thay nước cho ao nuôi thường xuyên, cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cá.
- Ngoài ra nên sử dụng các sản phẩm chế phẩm sinh học thủy sản trộn vào thức ăn cho cá hàng ngày nhằm tăng sức đề kháng, chống lại và hạn chế các tác nhân vi khuẩn lây lan trong môi trường ao nuôi.
Bệnh trùng mỏ neo
- Bệnh trùng mỏ neo thường gặp nhiều trên cá chép, cá mè trắng,...và thường ký sinh nhiều trên da, vẩy, mang, hốc mắt, miệng của cá,... đặc biệt phát triển vô cùng mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ 20 - 25 độ C.
- Dấu hiệu bệnh lý: cá bơi không bình thường, yếu ớt, kém ăn. Trên thân thường có các vết đỏ nhỏ. Một số loài ký sinh trên miệng cá khiến cá không ăn được.
- Cách phòng ngừa và điều trị: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, diệt trùng mỏ neo trong ao nuôi. Có thể tiến hành khử trùng thay nước trong toàn bộ ao nếu có điều kiện.
>>> Xem thêm: Men vi sinh xử lý nước ao nuôi
Hội chứng lở loét
- Hội chứng lở loét là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến trên nhiều loài cá nhạy cảm như cá chép, cá quả, cá trôi,...
- Bệnh lây lan chủ yếu thông qua dòng nước cá di chuyển và mang mầm bệnh đến nhiều nơi.
- Dấu hiệu của bệnh: cá có các hiện tượng như ít ăn, bỏ ăn, di chuyển chậm chạp, thân cá xuất hiện các vết lở loét, với những vết lở loét sâu có thể khiến cho cá chết đồng loạt.
- Cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả: Chọn lựa các loài cá có khả năng kháng bệnh cao để tiến hành nuôi trồng. Bên cạnh đó cần có những biện pháp dọn dẹp, ngăn chặn sự xuất hiện của nấm trong môi trường ao nuôi. Tẩy dọn ao nuôi mỗi vụ sạch sẽ, đảm bảo.
Bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas
- Hầu hết các loài cá nuôi trồng trong nước ngọt thường mắc phải loại bệnh này. Đây là loại bệnh thường bùng phát vào thời điểm cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Đặc biệt cá con thường nhạy cảm hơn cá trưởng thành nên khả năng chết là vô cùng lớn.
- Dấu hiệu của bệnh: cá sẽ xuất hiện các hiện các vùng sẫm màu ở vùng bụng, các mảng đỏ cũng xuất hiện trên cơ thể. Các vết thương trên lưng, vảy dễ dàng rơi rụng, mắt lồi.
- Cách phòng trị bệnh hiệu quả: hạn chế khiến cá bị xây xát, vệ sinh cá đảm bảo chất lượng, vệ sinh đúng cách,...
>>> Xem thêm: Địa chỉ mua thuốc cho cá thủy sản
Lợi ích của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
- Phương pháp cải tạo ao nuôi cá sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch nước trong ao hồ là một phương pháp hiệu quả.
- Khi sử dụng chế phẩm vi sinh giúp nhanh chóng giải quyết được các vấn đề về ao nuôi bằng cách sử dụng vi sinh vật có lợi, đem đến hệ sinh thái cân bằng, thân thiện với môi trường.
- Khi sử dụng chế phẩm sinh học cho ao nuôi cá nước ngọt sẽ đem đến nhiều lợi ích:
+ Phân hủy hiệu quả các chất bài tiết và thức ăn thừa của cá.
+ Tạo ra môi trường tốt, hệ sinh thái cân bằng cho ao nuôi.
+ Hạn chế sự hình thành lớp bùn dưới đáy, giúp giảm chất hữu cơ hiệu quả.
+ Giúp cá tăng sức đề kháng cao, chống chịu trước các loại bệnh hiệu quả, giảm tỷ lệ chết ở cá.
+ Tiết kiệm chi phí thức ăn hiệu quả.
>>> Xem thêm: Giới thiệu về Chế phẩm thông minh
Chephamthongminh là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm chế phẩm sinh học có chất lượng đảm bảo nhất hiện nay, được nhiều người tin tưởng chọn lựa hợp tác sử dụng trong thời gian dài.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.
Tổng đài: 0987.159.123