
Tin tứcNgày: 19-11-2020 bởi: Trung Quỳnh
COD trong nước thải là gì? những kiến thức cơ bản về COD
Cập nhật kiến thức xử lý nước thải: COD trong nước thải là gì? Xu hướng xử lý nước thải hiệu quả nhanh chóng đang được nâng cao lên rất nhiều với những công nghệ mới để theo kịp Hệ sinh thái và môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm. Con người cần đưa ra những giải pháp hợp lý. Vậy cùng Chế Phẩm Thông Minh HAENCO tìm hiểu ngay về khái niệm và cách nhận biết COD qua bài viết dưới đây.
>>>Xem thêm:Thông tin chi tiết về Chế Phẩm Thông Minh - Đơn vị cung cấp các dòng chế phẩm sinh học
Tìm hiểu chỉ số COD là gì?
Chỉ số COD viết tắt từ cụm từ Chemical Oxygen Demand. Cụm từ này có nghĩa là lượng oxy cần thiết để oxy hóa một số chất hoá học có trong nước. Ở đây chúng sẽ bao gồm những chất hữu cơ và vô cơ.
COD có trong xử lý nước thải sẽ là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu. Nó dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của lượng nước thải. Chỉ số này được ứng dụng phổ biến trong việc định lượng các chất ô nhiễm của trong nước hoặc có trong nước thải. Nó tương tự với BOD, chúng được coi là dữ liệu để cung cấp thông tin xác định về mức độ ảnh hưởng của nước thải đối với nguồn tiếp nhận.
Bên cạnh đó, chỉ số COD sẽ chỉ tới mức lượng oxy cần thiết để xử lý một số dòng chất thải khi đến. Người ta sẽ tính toán chỉ số này để đưa ra phương án xử lý nước thải phù hợp nhất. Bên cạnh đó, họ cũng điều chỉnh và tiết kiệm được năng lượng cho nhà máy xử lý.
Ví dụ như sau: Nếu chỉ số COD thấp thì nhà máy sẽ sục khí để tăng cường oxy hòa tan. Nếu như hai chỉ số COD và BOD càng cao thì lượng nước thải đó càng ô nhiễm và rất khó xử lý. Phía bên nhà máy sẽ cần sử dụng đến biện pháp xử lý sinh học.
>>> Xem thêm: Giới thiệu về Chế phẩm thông minh
Chỉ số COD trong nước thải được xác định như thế nào?
Để chúng ta đo được chỉ số, chúng ta cần sử dụng đến chất oxy hóa mạnh như kali. Bên cạnh đó, cần sử dụng đến các hợp chất của kali trong điều kiện môi trường axit.
Mặt khác, để phân tích và so sánh màu sau khi oxy hoá COD bằng axit, chúng ta có thể sử dụng một số hợp chất chỉ thị. Hợp chất đó có thể là dichromate hexavalent.
Sau khi xác định xong chỉ số, chúng ta có thể xác định được khả năng của nước để tiêu thụ lượng oxy. Điều này sẽ giúp quá trình phân hủy chất hữu cơ tốt hơn. Đồng thời có thể quan sát được một số quá trình oxy hóa trong các chất vô cơ Amoniac và nitrat.
Tác hại của hàm lượng COD gây ra như thế nào?
Có thể nói nguồn nước ngày nay bị ô nhiễm nặng. Chính vì vậy, nếu hàm lượng COD quá cao thì nó sẽ dẫn đến những tác hại như sau:
-Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Một số bệnh về da, đường tiêu hoá sẽ rất dễ mắc.
- Làm ô nhiễm nguồn không khí
-Môi trường nước và đất xung quanh bị ô nhiễm
>>> Xem thêm:Chế phẩm EM gốc (20 lit)
Các phương pháp làm giảm COD nước thải hiệu quả
Hiện nay công nghệ sinh học khá phát triển. Chính vì vậy sẽ có rất nhiều cách để làm giảm tác hại của hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt. Chúng ta có thể sử dụng các phương pháp khác nhau từ hóa học, sinh học cho đến vật lý.
Một số giải pháp phổ biến chính là sử dụng MET - hệ thống xử lý nước thải. Đây được coi là giải pháp thành công nhất của nước ta trong việc xử lý nước thải.
Hơn nữa, việc dùng vi sinh hoặc các chế phẩm vi sinh sẽ giúp làm giảm nhu cầu oxy hóa học rất hiệu quả. Quá trình này sẽ được có những giai đoạn như sau:
Xử lý bằng vi sinh hiếu khí
Đối với nguồn nước thải có nhu cầu oxy hóa học dao động từ 3000mg/L, chúng ta nên xử lý bằng hiếu khí. Lượng có trong nước thải sẽ giảm do lượng vi sinh vật hiếu khí đã phân hủy các chất hữu cơ.
Những vi sinh vật này sẽ được coi là vi sinh vật dị dưỡng. Chúng sẽ tiêu hoá các chất hữu cơ có trong nước thải. Sau đó nó sẽ phân bào và tạo ra những việc sinh hoạt mới. Dần dần quá trình tiêu hóa chết liệu cơ sẽ được lập lại.
Dùng hóa chất oxy hóa
Dùng hóa chất oxy hóa sẽ là cách phù hợp đối với lượng nước thải ít chất hữu cơ. Lượng nước này cần giàu chất không phân hủy sinh học như một số chất phenol hoặc chất hoạt động trên bề mặt.
Một số hóa chất để oxy hóa có thể giúp làm giảm lượng COD trong nước thải như Clo, Hydrogen peroxide,... Tuy nhiên, không nên dùng quá liều lượng bởi vì sẽ ảnh hưởng tới các vi sinh vật xử lý nước thải.
Lọc và hấp phụ với than hoạt tính
Tiếp theo, để làm giảm lượng COD trong nước thải, chúng ta có thể sử dụng lọc và hấp thụ với than hoạt tính. Phương pháp này được sử dụng ở cuối cùng để nâng cao hiệu quả hơn.
Công dụng của than hoạt tính chính là hấp thụ các chất hữu cơ, ozone hoặc một số lượng clo còn sót lại. Nước thải sẽ trở nên sạch và an toàn hơn. Hơn nữa, thải có thể được khử mùi và giảm một số hóa chất độc hại khác.
Trên đây là thông tin chi tiết về xử lý nước thải. Chỉ số COD trong nước rất quan trọng. Nó sẽ vừa gây tác hại đến nguồn nước cũng như vừa xác định được lượng nước thải này có đang bị ô nhiễm nặng hay không.
Nếu mọi người còn có điều thắc mắc thì có thể liên hệ qua trang địa chỉ sau https://chephamthongminh.com/. Chúng tôi cũng cung cấp các sản phẩm chế phẩm sinh học và men vi sinh tốt cho hệ sinh thái ao hồ. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và hướng dẫn bạn đặt hàng chính xác nhất.
Tổng đài hỗ trợ: 0987.159.123
Email: bienquynhqp@gmail.com
Website: chephamthongminh.com