
Tin tứcNgày: 06-11-2020 bởi: Trung Quỳnh
Bật mí phương pháp chăm sóc cá nước ngọt trong mùa mưa bão hiệu quả
Chăm sóc cá nước ngọt mùa mưa bão - Mùa mưa bão thường gây nhiều tác động, làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ và chăm sóc cá nước ngọt. Môi trường sống bị thay đổi đột ngột thường khiến cho các nuôi nhiễm bệnh,... Chính vì vậy, để có thể quản lý được các tác động từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới một cách hiệu quả thì cần lưu ý một vài biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Hãy cùng Chephamthongminh tìm hiểu những cách phòng ngừa, chăm sóc cá nước ngọt hiệu quả trong mùa mưa bão.
>>> Xem thêm: Giới thiệu về Chế phẩm thông minh
Trước mùa mưa bão
- Trước khi vào mùa mưa bão, cần tiến hành chuẩn bị sẵn những thiết bị cần thiết như: vôi, cọc tre, máy bơm, lưới vây bao quanh, máy phát điện và nhiên liệu (nếu có).
- Tiến hành khơi thông các dòng chảy ở các kênh, mương, xung quanh vị trí ao để có thể thoát nước được dễ dàng khi mưa bão xuất hiện.
- Kiểm tra kỹ càng và gia cố chắc chắn bờ ao để đảm bảo có thể chứa nước hiệu quả.
- Cần có những biện pháp chằng, chống cho nhà kho chứa thức ăn chắc chắn hơn, hạn chế được việc thấm dột vào bên trong khiến thức ăn bị ẩm mốc và làm giảm sút chất lượng khi sử dụng.
- Còn với những ao nuôi thương phẩm thì cần kiểm tra được tình trạng cá nuôi, nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm thì có thể tiến hành thu hoạch sớm đảm bảo an toàn, hạn chế được những thiệt hại không mong muốn do bão gây nên.
- Đối với cá ao mới thả:
+ Bố trí các cống xả để có thể chủ động trong việc xả nước, đề phòng hiện tượng mưa lớn khiến nước trong ao tràn bờ, gây thất thoát.
+ Trong trường hợp không thể gia cố bờ ao cao hơn, chắc chắn hơn thì có thể sử dụng lưới nilon bố trí gắn chắc chắn với các cột gỗ xung quanh ao phòng ngừa nước trôi phèn xuống ao gây nên sự thay đổi pH ao nuôi, ảnh hưởng đến cá trong ao.
+ Đảm bảo mực nước trong ao phải từ 1,5m trở lên để khi mưa lớn xảy ra không gây nên những ảnh hưởng lớn đến môi trường ao nuôi.
+ Trước khi vào mùa mưa lũ cần tiến hành tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi bằng các sản phẩm giàu đạm, bên cạnh đó cần bổ sung vitamin C vào trong khẩu phần ăn hàng ngày.
+ Bạn cũng có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để tăng cường hệ tiêu hóa và bảo vệ được đường ruột cho cá nuôi.
>>> Xem thêm: Chế phẩm EM gốc (20 lit)
Trong mùa mưa bão
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để có những biện pháp kịp thời phòng những trường hợp có thay đổi xảy ra.
- Kiểm tra lưới, hệ thống cống, bờ và đắp lại, gia cố những nơi có nguy cơ hư hỏng cao, tránh được tình trạng vỡ bờ.
- Khắc phục các tình trạng như rách lưới,.. các sự cố để hạn chế được sự thất thoát cá ra bên ngoài.
- Khi mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày sẽ khiến cho độ pH trong môi trước ao nuôi giảm, gây nên hiện tượng phân tầng, khiến tầng đáy thiếu oxy. Khi xảy ra tình huống này cần có biện pháp như: xả tràn, sử dụng quạt nước, sục khí, sử dụng máy bơm để bơm nước từ trong ao ra bên ngoài,....
- Làm ổn định độ pH trong ao nuôi trước và sau khi mưa bằng cách rắc vôi xung quanh bờ ao với lượng 10kg/100m2, cùng với đó là tiến hành hòa nước vôi và tạt đều ra khắp mặt ao với liều lượng 1-2kg/100m3 nhằm cân bằng độ pH một cách hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ số môi trường nước trong ao nuôi: độ kiềm, độ pH,... để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, ổn định môi trường nước.
- Theo dõi cá nuôi để kịp thời xử lý các hiện tượng bất thường xảy ra.
- Tại những ao nuôi cá có mật độ dày thì cần chuẩn bị thật tốt hệ thống cung cấp oxy bằng máy nổ để có thể ứng phó kịp thời khi tình trạng mất điện diễn ra. Và cần chuẩn bị sẵn oxy hạt để rải xuống ao khi ao nuôi xảy ra tình trạng thiếu oxy cục bộ.
>>> Xem thêm: Men vi sinh tiêu hóa cho tôm
Chăm sóc và phòng bệnh sau mùa mưa bão
- Sau khi mưa bão qua đi, vẫn cần có những biện pháp chăm sóc đặc biệt như theo dõi mức nước để kịp thời điều chỉnh, theo dõi tình hình thời tiết, nếu có những thay đổi đột ngột thì cần hạn chế được lượng thức ăn hàng ngày của các từ 30 - 50% so với lượng ăn hàng ngày.
- Sử dụng hỗn hợp vôi và muối cho vào túi vải và treo vào vị trí tại nơi cho cá ăn. Mỗi túi chứa khoảng 1 - 2kg vôi và 10kg/túi. Tùy theo quy mô và diện tích ao mà có thể thay đổi liều lượng cụ thể.
- Tiến hành đều đặn, định kỳ từ 10 - 15 ngày sử dụng một lần. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng vôi bột tạt đều xuống ao, đặc biệt là sau mùa mưa, bão lớn để khử trùng nước trong ao, cân bằng ổn định được độ pH cho môi trường ao nuôi.
- Khi phát hiện đàn cá nuôi có những biểu hiện như giảm ăn, nhào lộn dữ dội, da, vẩy có nhiều nhớt, có số lượng các bệnh và chết thì nên tiến hành treo hỗn hợp vôi muối trong 3 ngày liên tục để đem lại hiệu quả.
- Bên cạnh đó, là xoan, cỏ mực đập dập được bọc bằng lưới cước treo ở đầu ao hay chỗ các ăn có thể nâng cao, phòng ngừa các bệnh về ký sinh trùng trong mùa mưa bão. Liều lượng cho mỗi lần treo là từ 5 - 10kg/bó.
- Tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho các bằng cách sử dụng định kỳ vitamin C, chế phẩm sinh học, chế phẩm EM gốc,...
>>> Xem thêm: Men vi sinh xử lý nước ao nuôi
Những lưu ý đặc biệt
- Để đem lại hiệu quả đặc biệt khi sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh, nên:
+ Để cá nhịn ăn 1 ngày trước khi tiến hành sử dụng thuốc.
+ Giảm số lượng thức ăn đi còn 30% so với bình thường.
+ Để có đói ăn được nhiều thuốc, đem đến hiệu quả sử dụng thuốc cao hơn.
+ Trong quá trình sử dụng thuốc thì không nên tiến hành thay nước cho ao, không để nước trong ao lưu thông với bên ngoài.
+ Không kéo lưới dồn cá hay đánh bắt cá dưới mọi hình thức, tránh làm xây xát.
Để được hỗ trợ thêm các thông tin chi tiết khi sử dụng các sản phẩm Chế phẩm thông minh, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất và tư vấn tận tình ao nuôi đặc thù của bà con
Thông tin liên hệ đặt hàng:
Tổng đài hỗ trợ: 0987.159.123
Email: bienquynhqp@gmail.com
Website: chephamthongminh.com