
Tin tứcNgày: 19-10-2020 bởi: Trung Quỳnh
Lưu ý trong chăn nuôi gia súc gia cầm để nâng cao chất lượng
Chăn nuôi gia súc gia cầm là một ngành quan trọng trong cơ cấu nền nông nghiệp nước ta hiện nay, trực tiếp đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nên cần có những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng chăn nuôi.
Hãy cùng Chephamthongminh tìm hiểu những thông tin hữu ích để nâng cao chất lượng chăn nuôi.
>>> Xem thêm: Giới thiệu về Chế phẩm thông minh
Chuồng trại trong chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Trong chăn nuôi, việc quy hoạch, thiết kế chuồng trại sẽ phải đáp ứng được điều kiện sinh thái của từng vùng, phải phù hợp với từng đối tượng cũng như giai đoạn vật nuôi, đảm bảo cho gia súc, gia cầm sinh trưởng và sinh sản tốt nhất, chính vì vậy cần thực hiện các phương pháp sinh học an toàn.
- Phải có hệ thống xử lý chất thải, không được phép xả trực tiếp ra môi trường.
- Với thủy cầm cần có chuồng trại công nghiệp, hay chuồng trại kết hợp với ao hồ,...và có những biện pháp kiểm soát, quản lý để đàn không bị lây bệnh từ môi trường bên ngoài hay bị lây từ các vật nuôi khác, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm, một trong những căn bệnh nguy hiểm có hại ở động vật.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi thỏ công nghiệp
Chọn lọc chất lượng con giống
- Trong quá trình chăn nuôi cần chọn lọc chất lượng giống hiệu quả, nhằm đảm bảo được chất lượng giống, từ đó tăng được năng suất, đem đến chất lượng cao.
- Và với từng vùng, từng địa phương thì thị hiếu của người tiêu dùng sẽ có những thay đổi khác nhau, do đó cần biết được lợi thế của từng vùng để chọn lựa phù hợp.
- Khi chọn mua giống, bạn nên chọn mua tại những nơi uy tín, chất lượng , có lý lịch của giống, giống phải chắc chắn đã được tiêm phòng vacxin đầy đủ theo đúng yêu cầu và cần được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Và phụ thuộc vào mục đích, điều kiện của từng gia đình mà sẽ chọn lựa được loại giống phù hợp nhất để chăn nuôi.
- Khi chọn lựa giống nuôi với mục đích sinh sản, hộ chăn nuôi có thể chọn: gà Isa Brown, Ai Cập, Goldline,... giống vịt siêu trứng TC,...
- Khi chọn lựa nuôi thương phẩm cần chọn những giống như giống gà Lương Phượng, nội Đông Tảo, Ri,...giống vịt như vịt bầu cánh trắng,...
Thức ăn và nước uống trong chăn nuôi gia súc gia cầm
- Trong thức ăn và nước uống thì cần chủ động trong việc cung cấp nguồn thức ăn phải đảm bảo chất lượng, có đầy đủ dinh dưỡng, với từng lứa tuổi sẽ có những loại thực phẩm phù hợp.
- Bên cạnh đó, các hộ gia đình cũng có thể tận dụng những nguồn tài nguyên có sẵn tại địa phương để kết hợp với thức ăn công nghiệp để giảm bớt được nguồn chi phí phải chi lớn.
- Đặc biệt nghiêm cấm sử dụng chất kích thích sự tăng trưởng, các chất kháng sinh trong danh mục cấm cho gia súc, gia cầm.
- Khi sử dụng kháng sinh trong danh mục cấm cần áp dụng theo quy tắc: đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, đúng cách để đem đến hiệu quả cao nhất.
- Tuyệt đối phải tuân thủ đúng thời gian ngừng thuốc trước khi tiến hành giết mổ thịt theo đúng hướng dẫn trên bao bì.
- Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các loại vitamin, men tiêu hóa cũng như cung cấp đầy đủ nước để nâng cao khả năng chống bệnh của gia cầm, gia súc.
>>> Xem thêm: Men vi sinh thủy sản
Các biện pháp cách ly, vệ sinh sát trùng
- Trong chăn nuôi gia cầm thương phẩm: áp dụng hình thức nuôi “cùng vào cùng ra” để đưa gia cầm vào thành 1 giống, 1 lứa nuôi để xuất chuồng cùng 1 đợt, đảm bảo được chất lượng đầu ra, và có những điều kiện trống chuồng, không để nguồn bệnh lây lan.
- Thời gian để trống chuồng tối thiểu là 15 ngày.
- Khi nhập giống mới vào chuồng cần phải có khu cách ly để theo dõi ít nhất 12 - 15 ngày để đàn gia cầm có thời gian khỏe mạnh trước khi cho vào chuồng chung.
- Cổng ra vào khu vực chăn nuôi cần được trang bị hố khử trùng, và hố khử trùng cần được thay thường xuyên hàng ngày, tất cả các phương tiện ra vào hố cần được phun khử trùng.
- Với những gia cầm ốm, chết cần có một khu xử lý riêng. Khu xử lý chất thải rắn phải nằm ở cuối trại và có địa hình thấp hơn mọi khu khác.
- Hàng ngày, máng ăn, máng nước, dụng cụ ăn uống,... cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Vệ sinh sát trùng định kỳ khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng hay vôi bột.
>>> Xem thêm: Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
Công tác về quản lý dịch bệnh
- Trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm cần được tiêm phòng đầy đủ theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Với gà thì cần tiêm phòng đầy đủ để tránh các bệnh như cúm gia cầm, đậu, tụ huyết trùng,...
- Với vịt thì cần phòng tránh bệnh: dịch tả, viêm gan,...
- Cần trang bị những biện pháp để xử lý môi trường chăn nuôi như sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh để trộn vào thức ăn hoặc phun vào chuồng trại.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của gia súc, gia cầm thường xuyên để phát hiện kịp thời những biểu hiện của bệnh và có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh lây lan.
- Khi vật nuôi chết hàng loạt thì cần báo ngay tới các cơ sở thú y của địa phương để có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Đồng thời, người chăn nuôi cũng cần có những biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, người chăn nuôi cần theo dõi quá trình chăn nuôi một cách chặt chẽ, nắm bắt kịp thời các thông tin trên thị trường.
- Cần liên kết thành các mối liên kết tổ chức và tiêu thị sản phẩm, các nhóm chăn nuôi hợp tác xã ngành,... để thuận lợi trong quá trình trao đổi, mua bán các vật tư cũng như trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra để gia súc gia cầm lớn nhanh khỏe mạnh đảm bảo năng suất, bạn có thể sử dụng thêm chế phẩm dinh dưỡng tại Chế phẩm thông minh.
>>> Xem thêm: MEN VI SINH TIÊU HÓA GIA SÚC GIA CẦM 1kg
>>> Xem thêm: Chế phẩm EM gốc (20 lit)
Liên hệ
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI
Địa chỉ: Phường Quỳnh Phương, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An
Tổng đài hỗ trợ: 0987.159.123
Email: bienquynhqp@gmail.com