
Tin tứcNgày: 13-03-2021 bởi: Trung Quỳnh
Chia sẻ kinh nghiệm chống đói, rét cho vật nuôi vào mùa đông
Chống đói, rét cho vật nuôi vào mùa đông - Trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay, điều kiện thời tiết đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đến chất lượng vật nuôi cũng như hiệu quả thịt sau quá trình chăn nuôi đem lại. Đặc biệt, vào điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt, việc chăm sóc vật nuôi cũng cần đặc biệt lưu ý, cũng như có các biện pháp chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng đặc biệt.
Hãy cùng Chế phẩm thông minh tìm hiểu những biện pháp phòng tránh đói, rét cho vật nuôi hiệu quả trong mùa đông này qua bài viết dưới đây.
Thời điểm chăn thả gia súc, gia cầm phù hợp trong mùa đông
- Với điều kiện thời tiết mùa đông đầy khắc nghiệt, bà con cần thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để có cho mình những kế hoạch chăn thả gia súc, gia cầm hợp lý nhất.
- Hạn chế việc chăn thả trong điều kiện thời tiết dưới 15 độ C, đặc biệt là với những gia súc, gia cầm nhỏ.
- Trong thời tiết rét đậm, rét hại dưới 12 độ C thì không nên chăn thả mà nên nhốt trong chuồng nuôi để chăm sóc, quản lý hiệu quả nhất.
- Đối với đàn trâu, bò có thể trang bị thêm áo mặc ấm bằng bao tải, chăn, áo cũ,... để chống rét tốt nhất.
>>> Xem thêm: Chế phẩm EM gốc (20 lit)
Chăm sóc nuôi dưỡng vật nuôi
Chăm sóc trâu bò
- Đối với trâu bò, cần tiến hành cho ăn đủ no. Với những ngày trời rét để tăng cường sức đề kháng cho trâu cần tiến hành pha muối ăn với nước ấm với hàm lượng 5g/ngày cho trâu bò uống.
- Thông thường, với một con trâu, bò trưởng thành cần đến 10% khối lượng thức ăn thô, thức ăn xanh và 1% khối lượng thức ăn tinh.
- Tuy nhiên, vào mùa đông, lượng thức ăn xanh thường khá khan hiếm nên cần dự trữ thêm rơm, rạ, các phụ phẩm nông nghiệp khác. Sau khi tiến hành thu hoạch, tích trữ cần để ủ chua và cho trâu bò ăn với lượng vừa đủ:
+ Trâu bò chăn thả nên cho ăn từ 5 - 6kg/ ngày/ con.
+ Trâu bò cày kéo nên cho ăn từ 10 - 15kg/ ngày/ con.
- Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các loại vitamin, chất điện giải, chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho vật nuôi, chống rét, chống dịch bệnh hiệu quả nhất.
Đối với lợn
- Đặc biệt với lợn con theo mẹ cần đảm bảo chuồng có ô úm để sưởi ấm cho lợn với nhiệt độ khoảng 35 độ C.
- Cho lợn ăn thức ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo nhất. Trong nước uống của lợn cũng nên pha cùng với một lượng muối. Trong thức ăn cần bổ sung thêm chất đạm vào khẩu phần ăn.
- Ngoài ra, cũng nên sử dụng chế phẩm sinh học để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tăng sức đề kháng.
Đối với gia cầm
- Vào những ngày rét đậm, rét hại cần tiến hành sưởi ấm cho gia cầm, đảm bảo nhiệt độ trong môi trường chuồng nuôi có nhiệt độ dao động khoảng 34 độ C. Đặc biệt lưu ý không nên thả gà vào trong vườn khi điều kiện thời tiết ẩm ướt, rét.
- Tiến hành cho gia cầm ăn uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng, cân đối dinh dưỡng để phòng chống bệnh hiệu quả.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng giúp quá trình phòng bệnh hiệu quả hơn chữa bệnh.
>>> Xem thêm: MEN VI SINH TIÊU HÓA GIA SÚC GIA CẦM 1kg
Kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe vật nuôi
- Trong quá trình chăn nuôi, đặc biệt vào mùa đông, quá trình chống đói, chống rét cho vật nuôi cũng như theo dõi tình hình sức khỏe của vật nuôi đóng vai trò thiết yếu không thể thiếu.
- Bà con cần theo dõi sức khỏe của vật nuôi cũng như có những chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời, hiệu quả nhất, hạn chế để vật nuôi ốm.
- Bên cạnh đó, việc quan tâm sát sao còn góp phần giúp cho bà con nhanh chóng phát hiện được khi vật nuôi bị nhiễm bệnh, đặc biệt những bệnh nguy hiểm như: lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm,...
- Khi vật nuôi mắc phải những bệnh nguy hiểm cần báo ngay với cơ quan chính quyền địa phương để có những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế sự lây lan trên diện rộng.
Có nên sử dụng đệm lót trong chăn nuôi, chăm sóc vật nuôi?
- Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không thể chăn thả vật nuôi đòi hỏi vật nuôi cần được chăm sóc thường xuyên trong chuồng trại, chính vì vậy, yếu tố chất lượng chuồng trại thông thoáng, đảm bảo vệ sinh nhằm hạn chế dịch bệnh đóng vai trò quan trọng.
- Để có thể xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, việc ứng dụng hệ vi sinh vật vào đệm lót sinh học trong chăn nuôi cũng được ứng dụng phổ biến hiện nay, giúp quá trình phân hủy chất hữu cơ thêm hiệu quả.
>>> Xem thêm: Bật mí các chế phẩm sinh học cần thiết trong chăn nuôi
Lợi ích khi sử dụng đệm lót trong chăn nuôi
- Khi sử dụng đệm lót sinh học, vật nuôi có thể phát triển khỏe mạnh hơn, đồng thời tăng trọng nhanh chóng nhờ khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như hệ tiêu hóa phát triển tốt, đem lại chất lượng thịt thơm ngon hơn.
- Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi cũng cần lưu ý đến tạo việc tạo môi trường tốt cho vật nuôi, cải thiện môi trường thông qua việc sử dụng đệm lót sinh học giúp phân giải phân, nước tiêu, giúp mùi hôi thối, khí độc được cải thiện.
- Đệm lót sinh học còn giúp tiết kiệm lượng lớn nguồn nhân lực, do đó sẽ dễ dàng chăm sóc cho vật nuôi.
- Đệm lót cũng tiết kiệm được lượng lớn nước trong chăn nuôi vì hạn chế được trong việc sử dụng nước làm sạch chuồng, làm sạch vật nuôi. Chỉ nên sử dụng nước cho vật nuôi uống cũng như tạo độ ẩm cần thiết cho nền chuồng.
- Khả năng tiết kiệm thức ăn của đệm lót sinh học cũng được đánh giá cao. Vật nuôi được cung cấp thêm một số chất dinh dưỡng từ chất nền đệm lót lên men. Đệm lót cũng giúp khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn ở vật nuôi tốt hơn nhờ lượng lớn vi sinh vật có lợi.
- Đệm lót sinh học cũng giảm tỷ lệ mắc nhiều bệnh tật ở vật nuôi hơn, giảm thiểu tối đa các mầm bệnh - nguyên nhân chính gây nên sự lây lan dịch trong môi trường.
>>> Xem thêm: Giới thiệu về Chế phẩm thông minh Hoàng Mai
Chế phẩm thông minh Hoàng Mai là một trong những địa chỉ uy tín nhất hiện nay chuyên cung cấp các sản phẩm chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học có chất lượng đảm bảo nhất hiện nay.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn chi tiết nhất.