
Tin tứcNgày: 06-11-2020 bởi: Trung Quỳnh
Phương pháp giúp giảm nhẹ thiệt hại về nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão.
Giải pháp giảm nhẹ thiệt hại về nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão là một trong những điều quan trọng và cần thiết cho các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản khi vào mùa mưa bão. Khi thực hiện đúng theo các giải pháp được đưa ra sẽ hỗ trợ giảm thiểu những thiệt hại đáng kể mà các hộ gia đình nên quan tâm.
Hãy cùng Chephamthongminh tìm hiểu về những phương pháp giúp giảm nhẹ thiệt hại về nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão.
>>> Xem thêm: Giới thiệu về Chế phẩm thông minh
Tăng cường nâng cao tuyên truyền, ý thức của người dân
- Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân có thể tự bảo vệ cho mình và góp phần phòng tránh cùng cộng đồng khắc phục những thiên tai đã xảy ra ngoài ý muốn..
- Nắm bắt những thông tin kịp thời, nhanh chóng khi có tình hình bão lũ xảy ra.
- Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần tiến hành rà soát các vùng nuôi thủy sản có nguy cơ ngập úng cao để có những biện pháp bảo vệ cụ thể, hạn chế tối đa các thiệt hại khi xảy ra lũ lụt.
- Khuyến cáo bà con cần tiến hành kiểm tra, gia cố ao nuôi để hạn chế được tình trạng sạt lở, nước ao tràn ra ngoài. Chuẩn bị kỹ càng các thiết bị như lưới để chắn quanh bờ ao trước khi xảy ra ngập lụt.
- Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện có những sai sót cần tiến hành tu sửa kịp thời, neo buộc lồng bè chắc chắn tại những vị trí an toàn khi xảy ra mưa bão.
>>> Xem thêm: Chế phẩm EM gốc (20 lit)
Chủ động phòng và trị bệnh cho các động vật thủy sản
- Trước, trong và sau mùa mưa bão cần chủ động trong phòng và trị bệnh cho thủy sản.
- Đối với phòng bệnh, trong mùa mưa bão thường có những biến đổi thất thường về nhiệt độ, độ ẩm, môi trường sống,... là nguyên nhân khiến cho các vi sinh vật dễ dàng phát triển và gây bệnh, gây nên các bệnh ảnh hưởng đến môi trường sống của thủy sản.
- Một số bệnh thường gặp khi vào mùa mưa bão như: bệnh rận cá, bệnh do vi khuẩn, bệnh trùng bánh xe,....
- Chính vì vậy, việc quản lý ao hồ hiệu quả đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng, cần quản lý ao nuôi, chăm sóc đối tượng nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thường xuyên quan sát tình hình, kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường và báo cho các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.
- Theo dõi tình hình mực nước, màu nước trong môi trường ao nuôi cũng như tình hình thời tiết để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn một cách hiệu quả, phù hợp.
- Đảm bảo cho môi trường ao nuôi bằng các biện pháp hóa dược như: sử dụng bột đá vôi, vôi bột,...
Tăng cường công tác quản lý ao lồng, bảo vệ tài sản khi mùa mưa lũ xảy ra
- Tăng cường công tác quản lý ao, lồng bè, tài sản trong mùa mưa bão.
- Đối với ao nuôi nước cá nước ngọt ở những vùng trũng thấp thường bị ảnh hưởng bởi mưa bão nên cần có những kế hoạch nuôi sớm để thu hoạch trước mùa mưa bão, tránh ảnh hưởng, gây thiệt hại đến kinh tế của người nuôi.
- Đối với những vùng nuôi ít chịu ảnh hưởng thì cần thường xuyên kiểm tra, tu sửa những vị trí yếu, có nguy cơ hỏng. Kiểm tra các cống cấp thoát nước.
- Đảm bảo bờ ao nuôi phải cao hơn mực nước trong ao ít nhất 0,5m trở lên.
- Đối với những ao không có cống thoát nước thì nên chủ động đặt ống thoát nước để trong những trường hợp cần thiết có thể dễ dàng ứng phó kịp thời.
- Để đề phòng nước tràn bờ nên chuẩn bị lưới chắn chắc chắn để kịp thời xử lý khi xảy ra các trường hợp xấu.
>>> Xem thêm: Men vi sinh xử lý nước ao nuôi
Các biện pháp hạn chế tối đa thiệt hại khi vào mùa mưa bão
Đối với ao nuôi tôm cá nước lợ
- Cần tiến hành kiểm tra các hoạt động của đối tượng nuôi sau để có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Nếu các đối tượng nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm thì có thể tiến hành thu hoạch sớm để giảm thiểu được rủi ro xảy ra.
- Đặc biệt là tôm nuôi, nếu nuôi trong môi trường có độ mặn thấp, tôm sẽ dễ dàng bị mắc phải bệnh mềm vỏ, khả năng đề kháng và phòng bệnh sẽ thấp. Trong điều kiện môi trường bất lợi, tôm sẽ bị sốc và hao hụt rất nhanh chóng.
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để có biện pháp thu hoạch kịp thời trước bão.
- Để có thể hạn chế tình trạng giảm độ mặn trong ao nuôi tôm, và con cần có kế hoạch điều tiết nước khi cần thiết.
- Trước khi mưa to nên lấy nước có độ mặn thích hợp vào ao nuôi và để mức nước cao nhất. Trong quá trình trời mưa nên hạn chế các hoạt động làm xáo trộn nước trong ao.
- Khi hết mưa cần nhanh chóng rút bớt nước ở tầng mặt của ao nhanh chóng, không để tình trạng phân tầng nước, giảm độ pH.
Đối với nuôi có lồng bè
- Với các thủy sản được nuôi trong lồng bè thì nên tiến hành thu hoạch trước mùa mưa bão nếu đảm bảo về kích cỡ thương phẩm.
- Trong trường hợp không thể thu hoạch trước mùa mưa bão thì nên thường xuyên tiến hành kiểm tra, theo dõi diễn biến thời tiết và mực nước trên sông để dễ dàng đối phó một cách hiệu quả.
- Tìm những vị trí có tính an toàn cao và kín gió, dòng chảy nhẹ để lồng bè ít chịu ảnh hưởng của mưa bão khi xảy ra hơn.
>>> Xem thêm: Men vi sinh tiêu hóa cho tôm
Sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm tăng hiệu quả
- Xử lý môi trường ao nuôi bằng chế phẩm vi sinh giúp hạn chế tốt mầm bệnh, tăng năng suất cũng như lợi nhuận, cải thiện được môi trường ao nuôi có chất lượng tốt nhất, đảm bảo các vụ nuôi về sau.
- Việc sử dụng chế phẩm sinh học có chứa các sinh vật có lợi, có tác dụng chống lại các vi sinh vật gây hại, gây ức chế và tiêu diệt mầm bệnh dễ dàng. Nhờ đó thủy sản có thể lớn nhanh, đều, đảm bảo chất lượng hiệu quả.
- Các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường đã và đang tạo nên những biện pháp hiệu quả giúp thủy sản hấp thụ dinh dưỡng triệt để, tăng cường sức đề kháng.
- Chính vì vậy, mà hiện nay các mô hình nuôi thủy sản đang được khuyến khích sử dụng các sản phẩm chế phẩm thông minh để mang đến giá trị hiệu quả cao.
Để được hỗ trợ thêm các thông tin chi tiết khi sử dụng các sản phẩm Chế phẩm thông minh, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất.
Thông tin liên hệ đặt hàng:
Tổng đài hỗ trợ: 0987.159.123
Email: bienquynhqp@gmail.com
Website: chephamthongminh.com