
Tin tứcNgày: 02-10-2020 bởi: Trung Quỳnh
Kiểm soát tảo độc trong ao nuôi tôm bằng các chế phẩm cắt tảo thông minh
Trong quá trình nuôi tôm thâm canh với mật độ cao như hiện nay tại Việt Nam, yếu tố đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của đàn tôm cũng như sản lượng và chất lượng sau khi thu hoạch chính là chất lượng nguồn nước nuôi. Bên cạnh tình trạng nhiễm độc NH3 và NO2, sự mất cân bằng thành phần và mật độ các loài tảo cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các loài tảo độc ngay trong ao nuôi khiến chất lượng nguồn nước nuôi không đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của đàn tôm nuôi do ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của tôm.
Trong ao nuôi, tảo là thành phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng: là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn và là nguồn cung cấp khí oxy chính cho sự hô hấp của tôm. Bên cạnh đó, sự phát triển ưu thế của các loài tảo có lợi giúp giảm độ trong của nước tới mức độ thích hợp cho quá trình sinh trưởng của tôm nuôi, hấp thu nguồn dinh dưỡng dư thừa, khống chế sự phát triển của các loài tảo gây độc và vi sinh vật gây hại nhờ vào cạnh tranh dinh dưỡng, đảm bảo sự cân bằng của hệ sinh thái thủy vực,… Sự phong phú và đa dạng về loài của tảo trong ao nuôi thường thấp hơn tự nhiên và chịu sự ảnh hưởng của quy luật ưu thế: trong môi trường nghèo dinh dưỡng thường có thành phần loài đa dạng nhưng số lượng cá thể không cao, hệ sinh thái ao nuôi tương đối cân bằng và ổn định. Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng dư thừa quá lớn lại là điều kiện cho các tảo gây độc và vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Hiện tượng nở hoahay phú nhưỡng hóa xuất hiện làm giảm oxy trong nước, gia tăng độc đố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, sức khỏe và khả năng đề kháng của tôm. Do đó việc kiểm soát mật độ tảo phù hợp, kích thích các loài tảo có lợi phát triển chiếm ưu thế, hạn chế tảo gây hại phát triển cần phải chú trọng, quản lý một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo dưỡng khí trong nước, tạo điều kiện tốt nhất cho môi trường ao nuôi.
Các loài tảo phổ biến trong hồ nuôi tôm bao gồm: Tảo lục (Scenedesmus sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp.,…), tảo khuê (hay còn gọi là tảo silic) là những loại tảo có lợi do không chứa độc tố; Tảo lam (Nostoc sp., Anabaena sp., Oscillatoria sp.,…), tảo giáp và tảo mắt là nhóm tảo gây hại, khi chúng phát triển chiếm ưu thế sẽ gây hiện tượng nở hoa làm gia tăngđộ nhớt của nước, bọt nổi khó tan xuất hiện, sản sinh nhiều chất độc.
N và P dư thừa lớn trong ao nuôi tôm tạo điều kiện cho tảo lam phát triển mạnh, gây thiếu oxy, chất nhờn do tảo lam tiết vào nước gây tắc nghẽn mang tôm. Trong điều kiện dư thừa nhiều chất hữu cơ trong nước, tảo mắt tăng sinh khối rất nhanh, ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao và làm nhiễm bẩn thêm môi trường nước ao. Tảo giáp xuất hiện và phát triển nhiều là biểu hiện của nước trong ao nuôi bị ô nhiễm. Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn do có quá nhiều tảo giáp trong ruột. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước, nước ao bị phát sáng, ảnh hưởng nhiều đến tập tính sống của tôm nuôi.
Nhằm kiểm soát một cách tốt nhất sự phát triển của các nhóm tảo gây độc này, các biện pháp vật lý và sinh học được xem là phương pháp phòng chống cũng như xử lý ô nhiễm và hiện tượng phú nhưỡng hóa mang lại hiệu quả cao và an toàn. Người nuôi cần tuân thủ một số biện pháp trong quá trình nuôi để kiểm soát tảo độc phát triển quá mức như: cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật, bố trí quạt nước hợp lý; sau mỗi vụ nuôi phải phơi đáy, cải tạo ao cẩn thận, loại bỏ bùn cặn dư thừa trước khi bắt đầu vụ nuôi; quản lý thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi không để dư thừa thức ăn và tránh các nguồn thức ăn như các loại phân gia súc, gia cầm và các nguồn nước thải khác gây ô nhiễm nước ao. Bên cạnh các biện pháp trên, biện phápbổ sung chế phẩm vi sinh có lợi (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis,…) là biện pháp hiệu quả giúp kiểm soát và duy trì ổn định mật độ vi sinh vậtcũng góp phần đáng kể giúp kiểm soát sự cân bằng thành phần và mật độ tảo trong nước nuôi tôm.
Ngoài ra, khi nhóm tảo độc đã phát triển ưu thế, việc vớt tách, loại bỏ tảo, thay nước một phần cần được tiến hành ngay đồng thời bổ sung các chế phẩm sinh họcmột cách thích hợp giúp xử lý ao nuôi mang lại hiệu quả cao. Các chế phẩm men vi sinh cắt tảo chứa các thành phần chính: lợi khuẩn (Bacillus subtilis, Bacilus licheniformis,…), nấm men (Saccharomyces cerevisiae) và các enzyme có khả năng thủy phân mạnh (Amylase, Cellulase, protease, Xylanase,…) giúp phân giải các chất hữu cơ tồn dư từ nguồn thức ăn dư thừa, phân tôm, nguồn hữu cơ gây ô nhiễm, xác tảo (tinh bột, cellulose, protein,…) làm giảm mạnh hiện tượng phú nhưỡng hóa do sự phát triển của các nhóm tảo. Đồng thời, sự gia tăng về thành phần, mật độ của nhóm vi sinh vật có lợi cũng làm giảm rõ rệt mật độ các tảo gây độc và vi sinh vật gây bệnh thông qua cạnh tranh nguồn dinh dưỡng.
Biện pháp kiểm soát tảo độc trong hồ nuôi tôm bằng các chế phẩm men vi sinh Thông MInh HAENCO giúp kiểm soát mật độ tảo mang lại một lợi ích đa chiều với chi phí thấp: giảm thiểu mật độ và thành phần các nhóm tảo gây độc đồng thời quản lý chất lượng nước ao nuôi, hạn chế phát sinh khí NH3 và NO2 gây độc, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, ổn định môi trường nước, giúp cân bằng pH,…
Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công tác kiểm soát mật độ và thành phần tảo trong ao hồ nuôi tôm, việc kiểm tra thường xuyên và kết hợp các phương pháp cải tạo, kiểm soát chất lượng nước, khẩu phần ăn, hàm lượng oxy, mật độ vi sinh vật có lợi,… cùng với bổ sung liên tục, thường xuyên các chủng vi sinh vật có ích, đặc biệt là Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis,…có khả năng tổng hợp các enzyme có hoạt tính phân giải mạnh: Amylase, Cellulase, Protease,… nhằm xử lý đáy ao nuôi cũng như nước nuôi tôm ngay từ đầu vụ nuôi đến khi thu hoạch là phương pháp kiểm soát chặt chẽ và triệt để chất lượng nguồn nước, giúp gia tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh nâng cao chất lượng, sản lượng thu hoạch, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người nuôi trồng.
Hotline: tư vấn miễn phí 0987.159.123