
Tin tứcNgày: 06-01-2021 bởi: Trung Quỳnh
Kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho lợn (heo)
Kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho lợn (heo) - Để chăn nuôi đạt hiệu quả nhất, ta cần phải quan tâm đến các kỹ thuật chăn nuôi cũng như các phương pháp phòng bệnh đúng đắn cho heo. Bởi trong quá trình chăn nuôi nếu ta chăm sóc heo sai cách hoặc không phòng ngừa bệnh dịch đúng cách sẽ khiến cho đàn lợn của bạn không đạt chất lượng khiến cho nguồn doanh thu bị suy giảm.
Vậy hãy cùng với Chế phẩm thông minh đi tìm hiểu về các kỹ thuật chăn nuôi cũng như cách phòng trị bệnh cho heo nhé.
>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết về Chế phẩm thông minh.
Kỹ thuật chăn nuôi cho lợn (Heo) đúng cách
Chọn giống heo thế nào cho đúng
Giống lợn bạn chọn để nuôi sẽ quyết định khá lớn đến chất lượng, năng suất, tỷ lệ nạc của cả đàn lợn của bạn sau này.
Vì vậy cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng giống vật nuôi, cụ thể là lựa chọn những giống lớn có xuất xứ rõ ràng, chọn những con nhanh nhẹn, tránh những giống lợn đã mang sẵn mầm bệnh.
Lưu ý khi lựa chọn làm chuồng cho heo
Khi làm chuồng lợn phải chú ý lựa chọn những nơi có nền cao ráo, hệ thống nước cũng phải thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại, đảm bảo rằng chuồng trại tránh xa nơi ở của con người.
Bên cạnh đó, ta cũng nên vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tránh để chuồng trại quá bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc và các mầm bệnh tấn công vật nuôi.
Kỹ thuật nuôi lợn đúng cách
Để cho ra các loại heo đạt chuẩn về cân nặng, mẫu mã, chúng ta phải chú ý kỹ thuật của 4 giai đoạn nuôi heo:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn lợn con từ 2 - 4 tháng
Lợn phát triển trong giai đoạn này thường có trọng lượng từ 20 đến 60kg.
Ta cần duy trì khẩu phần ăn cho vật nuôi tối đa là 20% protein.
- Giai đoạn 2: Lợn từ 4 - 5.5 tháng
Trọng lượng trung bình: 60 đến 100kg.
Duy trì độ đạm cho heo là 15% protein.
- Giai đoạn 3: Tách đàn
Đây là giai đoạn cai sữa cho heo, chúng ta cần lưu ý rằng nên đánh dấu các con lợn khi chia đàn để theo dõi về quá trình phát triển của chúng, tránh chia đàn quá đông.
Các cách để phòng bệnh cho lợn
Tiêm vacxin để phòng tránh bệnh dịch
Tiêm phòng vắc xin là cách đơn giản nhất mà tiết kiệm chi phí để phòng bệnh cho heo.
Một số bệnh thường gặp ở heo mà bạn cần hết sức chú ý:
- Bệnh lở mồm long móng.
- Viêm phổi do virus mycoplasma gây ra.
- Dịch tả Châu Phi, lợn tai xanh,...
>>>Xem thêm: Men vi sinh tiêu hoá gia súc, gia cầm.
Vệ sinh chuồng trại
Môi trường sống là yếu tố đầu tiên quyết định đến sức đề kháng của lợn, một môi trường sạch sẽ thoáng mát sẽ hạn chế được các mầm bệnh cũng như ngăn chặn dược cơ hội các virus tấn công vật chủ.
Trong công tác vệ sinh chuồng trại chúng ta cần phải chú trọng đến kỹ thuật khử trùng chuồng trại và tiêu chuẩn xây dựng chuồng trại.
Nếu chuồng trại thiết kế sai quy cách hoặc khử trùng không đúng cách còn tạo ra một số những ấdt lợi cho vật nuôi, khiến chúng sinh sống không thoải mái, từ đó ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của chúng.
>>>Xem thêm: Men vi sinh, giải pháp cho chăn nuôi.
Kỹ thuật vệ sinh chuồng trại
Một số những chất sát trùng ta có thể đưa vào trong vệ sinh chuồng trại:
- Chlorhexidine.
- Cresol.
- Glutaraldehyde,…
Thời điểm phù hợp nhất để khử trùng chuồng trại là sau khi đàn lợn thứ nhất được xuất chuồng, lúc này các vi khuẩn, các nấm bệnh cũng giảm bớt, không gian cũng thông thoáng.
Vì thế , thuốc khử trùng cũng dễ phát huy tác dụng hơn.
Bên cạnh đó, khi ta phát hiện ra các con heo mắc bệnh, phải lập tức cách ly để tránh lây nhiễm cho các con cùng đàn, hoặc khi phát hiện heo tử vong, phải đưa tiêu huỷ và chôn vào hố sát trùng để đảm bảo dịch bệnh không lây truyền.
Phương pháp quản lý chuồng trại đúng cách
Sau khi mua heo từ các trang trại khác, trước khi nhập đàn ta cần nuôi cách ly đàn mới ít nhất một đến hai tháng để làm công tác khử trùng và theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn lợn mới.
Đảm bảo các tư trạng quần áo bảo hộ trước khi vệ sinh hay bước chân vào khu vực chăn nuôi.
Bên cạnh đó, ta cần tẩy giun sán, phun thuốc chống côn trùng định kỳ để đảm bảo cho đàn heo có sức khỏe tốt nhất.
Sử dụng các thức ăn chuyên biệt, phù hợp cho từng giai đoạn, kiểm tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi để đảm bảo về hạn sử dụng, nồng độ chất hoá học sinh học cho phép.
Bên cạnh đó, chúng ta cần chú ý để chất lượng nguồn nước, đảm bảo nước sạch không nhiễm các kim loại nặng gây hại cho heo.
Chú ý đến mật độ nuôi, không nuôi quá nhiều, tránh tạo ra sự chật chội, chen lấn lên nhau của heo.
Điều quan trọng hơn cả đó là đảm bảo vệ sinh chuồng trại hàng ngày , vì môi trường chuồng trại là yếu tố đầu tiên khiến cho virus, vi khuẩn có quyền xâm nhập vào khu vực chăn nuôi của bạn không.
Ngoài ra, cần phải lưu ý đến kỹ thuật xử lý bể phốt, đây cũng là yếu tố tác động đến mầm bệnh.
>>>Xem thêm: Men vi sinh EM gốc dạng dung dịch.
Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chuồng trại đang là một trong những biện pháp hữu hiệu mà lại an toàn với môi trường mà à con đang áp dụng khá nhiều.
Liên hệ ngay với Chế phẩm thông minh để được hỗ trợ tư vấn về các loại men vi sinh xử lý chuồng trại.
.