
Tin tứcNgày: 05-01-2021 bởi: Trung Quỳnh
Biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá khi nuôi lồng bè
Một số bệnh thường gặp ở cá nuôi lồng bè là thông tin quan trọng mà bất cứ người nuôi trồng thủy sản nào cũng cần biết. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết và cách chữa trị một số loại bệnh ở cá nuôi lồng thường gặp.
Chế phẩm thông minh cung cấp sản phẩm men vi sinh xử lý nước ao nuôi Haenco - MT1 hiệu quả cao với một số bệnh thường gặp ở cá nuôi lồng phổ biến nhất.
>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về men vi sinh của Chế phẩm thông minh
Biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá nuôi lồng bạn nên biết
Bệnh đen đầu, đen thân, tuột vảy
- Bệnh đen đầu, đen thân, tuột vảy là loại bệnh do vi khuẩn Aeromonas gây ra. Loại bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh đốm đỏ.
- Khi nhiễm bệnh, cá sẽ có xu hướng bỏ ăn, da cá chuyển dần sang màu đen, tuột vảy.
- Một số trường hợp còn có đốm đỏ ở phần thân và gốc vây cá.
- Lâu ngày, cá sẽ yếu dần và chết. Bạn cần vớt sạch cá đã chết và vệ sinh chuồng nuôi và các lồng xung quan khu vực.
- Để khử trùng an toàn, bạn cần chuẩn bị: Fomalin, Iotdine, FBK, Oxy già, Clorin… theo đúng liều lượng của chuyên gia.
- Trong quá trình khử trùng nhớ chú ý lót bạt bên dưới.
- Bên cạnh các loại hóa chất trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc Rifato, Norlox40, Amcoci, Gentacine, Dofi,...
- Liều lượng cho các loại thuốc trên là 100g thuốc dùng cho 1 - 1.5 tấn cá hoặc 100g thuốc cho 20 - 30 kg cám viên.
- Hòa hỗn hợp thuốc với nước và trộn với thức ăn theo tỉ lệ trên và cho cá ăn liên tục trong khoảng 1 tuần.
- Người nuôi trồng thủy sản có thể kết hợp thêm với vitamin tổng hợp để tăng cường sức đề kháng cho cá.
- Nếu trong quá trình nuôi trồng phát hiện ra cá có dấu hiệu bị đen đầu, đen thân, vảy vàng, bỏ ăn, hãy loại bỏ cá ngay trước khi lây sang cả đàn.
Bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi, cá diêu hồng
- Bệnh do vi khuẩn liên cầu Strepcoccus.sp gây nên.
- Bệnh thường xảy ra vào tháng 5 - 9 hàng năm và là nguyên nhân gây nên cái chết của rất nhiều đàn cá.
- Biểu hiện của căn bệnh ở cá thường là:
Lồi một hoặc cả hai bên mắt
Mắt cá đục, không rõ điểm đen, hơi mờ
Cá bơi chậm, lờ đờ, bơi lòng vòng và đâm xuống đáy lồng.
- Khi cá bỏ ăn, ruột tích khí dần dần và xuất huyết vùng bụng.
- Để phòng bệnh cho cả đàn cá, bạn cần vệ sinh lồng sạch sẽ với các loại háo chất chuyên dụng Fomalin, Iotdine, FBK, Oxy già, Clorin… hoặc men vi sinh vệ sinh xử lý nước ao nuôi Haenco.
- Pha chế thuốc theo liều lượng như trên và cho cá ăn theo đủ giai đoạn sẽ giúp cá dừng chết ngay lập tức và hạn chế tình trạng tái phát trở lại.
Bệnh gan thận mủ
- Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella gây ra.
- Biểu hiện bệnh ở cá: màu da nhợt nhạt, xuất huyết, bơi lờ đờ. Sau khi giải phẫu cá, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy phần thận cá có lốm đốm màu trắng.
- Các loại thuốc cần sử dụng trị bệnh là: Florphenicol, Dofi, CFD, Floxy hòa tan,... và các loại vitamin có lợi cho cá, β- Glucan, Bogatonic,...
- Các loại thuốc trên sẽ giúp cá tăng cường sức đề kháng và tự trị bệnh.
- Với cá ăn quá ít, hãy tiến hành hòa tan kháng sinh và ngâm cá với dung dịch trong vòng 12 giờ.
- Khi tắm thuốc cho cá, bạn cần tạo dòng hay lắp đặt bể giả để tăng cường oxy cho cá.
- Sát khuẩn lồng nuôi và ao nuôi bằng men vi sinh khử khuẩn ao nuôi hoặc các loại hỗn hợp: Fomalin, Iotdine, FBK, Oxy già, Clorin…
Bệnh lở loét ở cá da trơn hoại tử da
- Bệnh lở loét ở cá da trơn được gây nên bởi các loại nấm, vi khuẩn,... trong môi trường nước sinh sống.
- Biểu hiện rõ ràng nhất là những vết loét nhỏ trên thân nhiệt và lan dần ra phần thân cá.
- Khi thấy cá có dấu hiệu mắc bệnh, hãy vệ sinh lồng nuôi bằng cá loại thuốc sau: Fomalin, Iotdine, FBK, Oxy già, Clorin…
- Bên cạnh đó, người nuôi trồng cũng có thể kết hợp với Rifato, Oxytertacine, hoặc Streptomycine thông qua hình thức tắm thuốc.
- Bên cạnh các loại hóa chất trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc Rifato, Norlox40, Amcoci, Gentacine, Dofi,... trong 2 ngày tiếp theo.
- Liều lượng cho các loại thuốc trên là 100g thuốc dùng cho 1 - 1.5 tấn cá hoặc 100g thuốc cho 20 - 30 kg cám viên.
- Hòa hỗn hợp thuốc với nước và trộn với thức ăn theo tỉ lệ trên và cho cá ăn liên tục trong khoảng 1 tuần.
>>> Xem thêm: Bệnh cá trắm cỏ, các biện pháp thường gặp và biện pháp phòng trị
Phòng bệnh cho cá nuôi lồng hiệu quả
- Để có thể phòng bệnh cho cá hiệu quả, hãy lựa chọn cá giống uy tín, khỏe mạnh trước khi tiến hành nuôi trồng.
- Vệ sinh cá sạch sẽ với hình thức tắm nước muối 3% trong khoảng 15 phút để loại bỏ các vi khuẩn, bệnh ngoài da trên cá trước khi nuôi cá tập thể trong chuồng.
- Vệ sinh lồng sạch sẽ bằng các loại thuốc hoặc men vi sinh vệ sinh chuồng, ao nuôi chuyên dụng.
- Trong quá trình nuôi, bạn cũng cần vệ sinh chuồng thường xuyên, mỗi tuần một lần để đảm bảo môi trường sạch nhất có thể cho cá phát triển.
- Không nuôi cá với mật độ quá dày sẽ làm ảnh hưởng đến cạnh tranh dinh dưỡng và lây lan bệnh trên phạm vi rộng.
- Không cho cá ăn quá lâu, vớt sạch thức ăn thừa, tránh làm ô nhiễm môi trường sống của cá.
- Sử dụng các men vi sinh hữu cơ vệ sinh ao nuôi, lồng nuôi là điều mà mọi chủ ao nên làm.
>>> Xem thêm: Quản lý chất lượng nước các hồ câu tại Hà Nội
Men vi sinh xử lý nước ao nuôi Haenco - MT1
- Thành phần sản phẩm: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus polymyxa, Lactobacillus, Saccharomyces sp, Nitrobacter spp, Nitrosomonac spp, Rohdo pseudomonac, Chất mầm: đậu nành, cám tinh.
- Đây là loại men vi sinh lành tính do Chế phẩm thông minh cung cấp độc quyền.
- Sử dụng các loại men vi sinh khử trùng có nguồn gốc hữu cơ rất được ưa chuộng bởi độ hiệu quả và an toàn cho vật nuôi cao.
- Men vi sinh xử lý nước ao nuôi Haenco - MT1 sẽ giúp khống chế các vi khuẩn lây lan của ao nuôi, bổ sung các vi sinh vật có lợi, ổn định lại môi trường nước trong ao.
- Sản phẩm cũng loại bỏ hoàn toàn các loại chất thải, nhớt ở đấy hoặc lơ lửng trong môi trường nước.
- Sản phẩm men vi sinh xử lý nước ao nuôi Haenco - MT1 do Chế phẩm thông minh cung cấp sẽ giúp phòng chống và trị các bệnh thường gặp cho cá nuôi lồng hiệu quả.
Hy vọng những thông tin và Chế Phẩm Thông Minh cung cấp tới bạn thực sự hữu ích, giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về men vi sinh thủy sản.
Mọi thông tin thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ:
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI
Địa chỉ: Phường Quỳnh Phương, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An
Tổng đài hỗ trợ: 0987.159.123
Email: bienquynhqp@gmail.com