
Tin tứcNgày: 27-10-2020 bởi: Trung Quỳnh
Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ và cách khắc phục
Nuôi trồng thủy hải sản là hình thức canh tác đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho bà con. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao chúng ta cần chú ý tới sức khỏe vật nuôi. Đối với nuôi trồng Tôm thẻ vấn đề đáng lo ngại nhất là các vấn đề về gan dưới tác động của chì - nguồn kim loại nặng trong nước phát sinh từ các nhà máy công nghiệp. Cùng Chế phẩm thông minh Haenco tìm hiểu rõ hơn về Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ ở bài viết sau đây.
>>> Xem thêm:Sử dụng chế phẩm HAENCO vào nuôi trồng tôm theo công nghệ BIOFLOC
Tìm hiểu về kim loại chì
- Chì là kim loại nặng tồn tại được ở mọi môi trường, chúng xuất hiện do hoạt động gây ô nhiễm của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ,..
- Chì được sử dụng từ 40.000 năm trước công nguyên và hiện nay trở thanh một trong những sản lượng được khai thác nhiều nhất trên thế giới.
Ứng dụng thực tế của chì là sản xuất ắc quy, đạn dược, các sản phẩm kim loại, các vật liệu chịu acid,.... Bên cạnh đó chì cũng là một kim loại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
>>> Xem thêm:THÔNG TIN HỮU ÍCH VỀ MEN VI SINH EM GỐC DẠNG DUNG DỊCH
Những lợi ích tôm thẻ nuôi nước ngọt mang lại
Giá trị kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ khá cao nên giúp đời sống người dân ổn định hơn và tăng sản lượng tôm xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Đối với những mùa mưa lượng nước sông dâng cao và đổ ra biển lớn nhiều, tuy nhiên tôm thẻ có độ chống chịu rất tốt nên người nuôi trồng chỉ cần để ý tới chất lượng nước cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho vật nuôi.
Nuôi trồng tôm thẻ nước ngọt có thể giải quyết vấn đề thiếu độ mặn trong ao nuôi tôm ở nước ta.
Hơn nữa, khi chăn nuôi ở môi trường được hạn chế độ mặn các virus gây bệnh như IHHNV hay Taura sẽ không có điều kiện để phát triển nên chăn nuôi tôm thẻ xanh còn giúp cho bà con hạn chế được khá nhiều bệnh trên tôm.
>>> Xem thêm:Thông tin chi tiết về Chế Phẩm Thông Minh
Tình trạng gan tụy ở vật nuôi thủy sản do chì
Gan tụy vốn là cơ quan dễ bị xâm hại với vật nuôi thủy sản bởi chì nhiễm trong môi trường nước .
Chúng không chỉ ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh lý của vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến gen của các đời sau. Trong đó, chì là một trong những kim loại có hàm lượng cao nhất trong môi trường nước nói riêng.
Theo các chuyên gia, nồng độ chì đo được ở những con sông, các khu vực sinh sống của động vật nước ngọt thường quá mức cho phép. Điều này đã tích lũy vào cơ thể sinh vật, bên cạnh đó một nghiên cứu chỉ ra tôm thẻ chính là động vật có nồng độ chì cao nhất trong các loài tôm.
Hậu quả của việc nhiễm độc chì ở gan tụy
Gan tụy của tôm được xem là cơ quan đích của nhiều kim loại chứ không riêng gì chì, phơi nhiễm chì sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất của các loài tôm đồng thời tăng tốc độ tự hủy của Ty thể trong tế bào - gây ra sự chết rụng tế bào nghiêm trọng.
Nhiễm chì nặng sẽ ảnh hưởng đến biểu hiện gen của tôm trong các đời sau, làm tôm dễ nhiễm bệnh hơn.
Một số cơ chế bị thay đổi do chì chính là tạo ra sự stress oxy hóa, tác động đến lipid, protein và các acid nucleic DNA, riboxom trong tế bào, hệ thống gan tụy và làm tê liệt hệ thống thần kinh của tôm.
Nhiễm chì cũng khiến cho khả năng đối kháng với tia cực tím của các loại tôm chứ không riêng gì tôm thẻ bị giảm sút một cách nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, chì còn có thể làm thay đổi chức năng của các loại Protein nội sinh như Ca, Zn.
Một khi tôm tiếp xúc thời gian dài với chì sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch đồng thời gan tụy cũng là cơ quan đích của hiện tượng phơi nhiễm chì.
Cho đến nay, người ra vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế gây độc của chì, tuy nhiên cũng đã có một vài biện pháp để có thể bảo vệ nguồn nước, hạn chế hàm lượng chì trong nước và tạo môi trường sống an toàn hơn cho vật nuôi chính là sử dụng các chế phẩm vi sinh, vi sinh thủy sản.
Sử dụng men vi sinh để giải quyết nhiễm độc chì
Tác dụng của men vi sinh đối với nuôi trồng thủy sản
- Phân hủy các chất thải đáy, ngăn ngừa loại bỏ nhớt đáy, váng lơ lửng trong ao nuôi.
- Khống chế các vi khuẩn gây hại hiện diện trong ao nuôi, cung cấp hệ vi sinh thuỷ sản có lợi, ổn định hệ sinh thái ao nuôi
- Phân hủy, xử lý các loại khí độc NH3, NO2, H2S và các kim loại có hại như Pb
Sản phẩm được làm từ những chế phẩm sinh học nên không chứa chất cấm và không có hại với con người và động vật.
Cách sử dụng men vi sinh xử lý ao nuôi
- Hộ nuôi trồng sử dụng1 gói vi sinh Haenco với 3.000-5.000m3 nước.
- Hộ nuôi trồng cũng có thể sử dụng 1 gói vi sinh Haenco cùng với 1kg cám gạo, 1 lít mật đường, 200g muối và 20 lít nước sạch. Sau khi hoà tan với nhau, mọi người dục khí từ một đến hai ngày là sử dụng được.
Cách mua men vi sinh xử lý ao nuôi thủy sản
- Khách hàng có thể đặt mua tại đường link sau: http://chephamthongminh.com/products/vi-sinh-thong-minh-haenco-mt1
- Chúng tôi sẽ kiểm tra đơn đặt hàng của bạn và xác nhận sau đó chuyển cho bạn sớm nhất có thể.
Mọi thông tin về sản phẩm xin vui lòng liên hệ với Chế phẩm thông minh Haenco