
Tin tứcNgày: 21-03-2021 bởi: Trung Quỳnh
Cách ủ thức ăn cho gia súc từ chế phẩm sinh học
Cách ủ thức ăn cho gia súc - Hiện nay, ủ thức ăn cho gia súc được áp dụng khá nhiều trong ngành chăn nuôi, nó không chỉ phổ biến ở các trang trại chăn nuôi gia súc mà còn phổ biến ở hầu hết các hooj gia đình.
Vậy tại sao người dân lại ưa chuộng việc ủ thức ăn trước khi cho gia súc ăn? Để đạt hiệu quả trong chăn nuôi, chúng ta nên ủ thức ăn cho gia sức thế nào?
Bài viết dưới đây mà Chephamthongminh cung cấp sẽ giúp bạn đi giải đáp lần lượt những thắc mắc trên.
>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết về Chế phẩm thông minh.
Tại sao ủ thức ăn cho gia súc lại trở nên phổ biến
Ủ thức ăn cho gia súc là quá trình làm chín thực phẩm
Chúng ta thường sử dụng các loại rau sống để làm thức ăn cho vật nuôi, quá trình lên men các thức ăn sống này được gọi là quá trình chín sinh học.
Thông qua quá trình này, các vi khuẩn có lợi sẽ thấm nhập vào trong thức ăn tạo ra màng lợi khuẩn bảo vệ hệ tiêu hóa của vật nuôi.
Dưới đây là một số lợi khuẩn được sản sinh trong quá trình ngâm ủ thức ăn trong môi trường kỵ khí:
- Nhóm vi khuẩn lactic giúp tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hoá của vật nuôi, giúp chúng hấp thụ thức ăn tốt hơn, đồng thời gia tăng chất dinh dưỡng cho thức ăn.
- Nhóm vi khuẩn axetic có tác dụng làm chua, tránh được các nấm mốc sinh sản.
Bên cạnh đó, việc là chín thức ăn thông qua phương pháp ủ còn giúp tiêu diệt đi những vi khuẩn có hại, an toàn hơn cho sức khỏe của gia súc, từ đó nâng cao năng suất nuôi trồng, giảm được đáng kể chi phí chăn nuôi.
Tăng giá trị dinh dưỡng cho thức ăn của gia súc
Trong quá trình thức ăn lên men, các nhóm dinh dưỡng như vitamin B, protein, đạm cũng được gia tăng.
Chính vì thế ủ thức ăn cho gia súc là một biện pháp vô cùng hiệu quả để tăng nồng độ dinh dưỡng cho thức ăn của gia súc mà không phải tốn quá nhiều chi phí.
Ủ thức ăn giúp chuyển hóa các chất hữu cơ thành thành phần dinh dưỡng trong thức ăn
Ủ men giúp kích thích sự sinh trưởng của các lợi khuẩn, tăng tỷ lệ của của thành phần dinh dưỡng cho khẩu phần ăn gia súc.
Sự tham gia của các men amylaza, Proteaza, catalaza, mantaza, lipaza, sellulaza, lactaza trng quá trình lên men, giúp tạo ra sơ, đạm, chất béo, bột đường , chất béo,...
Giúp chuyển đổi những thành phần khó tiêu trong đồ ăn thành những hopwj chất dễ tiêu, giúp heo, bò,... dễ hấp thụ thức ăn hơn.
Tạo ra mùi vị và màu sắc cho đồ ăn, hấp dẫn vật nuôi, hạn chế sụ biếng ăn, chán ăn của vật nuôi, biến đổi các péptit phức hợp thành các dạng đươn giản, dễ tiêu hơn.
Dưới đây là một vài thống kê sau quá trình kiểm nghiệm trên nhữung mô hình chăn nuôi nhỏ:
- Tỷ lệ tiêu hoá protit gia tăng lên đến 65,09%(Tăng 10% so với lúc chưa sử dụng phương pháp.
- Lượng tinh bột tang lên75,58%(Tăng 5%)
- Tỷ lệ tiêu hoá các chất béo tăng 62,74%(tăng khoảng 3 %)
Nhìn vào các con số trên, ta có thể thấy rằng việc lên men thực phẩm bằng men vi sinh là vô cùng quan trọng trong quá trình chăn nuôi để cải thiện năng suất chăn nuôi.
>>> Xem thêm: Lưu ý khi sử dụng men vi sinh hoạt tính hỗ trợ tăng trọng cho lợn
EM gốc-Loại chế phẩm thường dùng để ủ thức ăn cho gia súc
Lợi ích khi sử dụng men vi sinh EM để ủ thức ăn
Qua thời gian kiểm nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng, EM gốc là một trong nhữun loại men ủ vi sinh giúp bà con cải thiện được năng suất chăn nuôi nhất.
Nhiều hộ gia đình sau khi ử dụng EM có phản hồi lại với Chế phẩm thông minh rằng, kể từ khi dùng Em gốc để ủ thức ăn, bàcon nhàn hẳn trong việc chăm sóc đàn heo nhà mình.
Các công việc như dọn phân chuồng, cho heo ăn,...cũng được nhàn đáng kể.
Hơn nữa, khi sử dụng Em, mùi hôi thối từ phân chuồng cũng không còn nữa, đàn heo cũng lớn nhanh hơn, chính vì thế mà chi phí thưc ăn tong chăn nuôi cũng được cải thiện.
Cách ủ thức ăn cho gia súc bằng EM gốc
Chuẩn bị nguyên liệu gồm có:
- Chế phẩm EM gốc.
- Ngô, gạo và đậu tương mang đi đem nhuyễn cùng một ít rau xanh.
- Mật rỉ đường hay còn gọi là mật mía
- Nước sạch
Cách ủ thức ăn cho gia súc
Bước 1: Sử dụng 10ml EM gốc kết hợp với 50ml rỉ đường, 10kg tinh bột đã xay nhuyễn và ¼ lit nước cất đem trộn đều.
Bước 2: Ủ hỗn hợp trên ở một thùng kín trong điều kiện kỵ khí và để trong phòng có độ ẩm dao động từ 30 - 40%.
Bươc 3: Sau hai đến bốn ngày, thức ăn bắt đầu lên men, chúng ta lấy từng ít một cho đến khi gia súc làm quen với thức ăn mới thì tăng lượng thức ăn lên.
>>> Xem thêm: Chế phẩm EM gốc (20 lit)
Cần lưu ý gì khi ủ thức ăn bằng EM
Dưới đây là những nguyên tắc bạn phải thuộc lòng nếu không muốn mất thời gian trong việc ủ thức ăn mà không đạt hiệu quả mong muốn:
- Đặt hỗn hợp sau khi ủ ở nơi thoáng mát, tránh ánh sang mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm hỏng thức ăn.
- Quá trình ủ tạo ra một lượng khí gas nhỏ, chính vì vậy, để tránh gặp hiện tượng nổ thùng do phình khí gá, khi mở nắp thùng, chúng ta nên mở từ từ.
- Tránh để thức ăn sau ủ quá lâu, thời gian tối đa để thức ăn ủ bằng men vi sinh chỉ nên tối đa là 3 tháng.
>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EM CHO CHĂN NUÔI ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU
Mong rằng bài viết trên đây sẽ thật hữu ích với các bạn, nếu như bạn còn thăc mắc về việc ủ thức ăn gia súc thì hãy liên hệ với chúng tôi.